Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa
Thế giới càng ngày càng phẳng, con người hiện đại có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn bất kỳ lúc nào khác. Đơn cử như dù sinh sống ở Việt Nam, bạn vẫn có thể mua hàng ở Anh, ở Mỹ thông qua website như eBay, Amazon v.v…và được dịch vụ ship hàng về tận nhà thông qua các hãng vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Nhu cầu mua sắm và kinh doanh qua lại giữa các quốc gia đẩy ngành dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế phát triển vượt bậc. Hiện nay, có thể nói ngành dịch vụ chuyển hàng là một trong những ngành công nghiệp hiện đại nhất, mang lại nguồn thu nhập khổng lồ cho doanh nghiệp và tạo điều kiện cho người tiêu dùng được sử dụng những hàng hóa có chất lượng cao.
Dịch Vụ Vận Tải Hàng Hóa
Hầu như tất cả hình thức giao dịch thương mại giữa hai bên đều cần có dịch vụ vận tải hàng hóa qua lại. Như đã nói ở trên, bạn sẽ không cần phải trực tiếp tới nơi sản xuất, không cần tới cửa hàng, mọi giao dịch đều có thể được thực hiện qua điện thoại, email hoặc thậm chí chỉ qua vài cú click chuột là bạn sẽ được ship hàng tới tận tay.
Thoạt nghĩ có vẻ đơn giản nhưng thật ra việc vận chuyển món hàng đến được tay bạn là cả một quá trình gồm nhiều công đoạn có liên kết với nhau. Ngày nay, quá trình này dần được tối ưu hóa, với mức chi phí thấp trong khoảng thời gian rất ngắn. Sự thỏa thuận và các điều khoản quy định giữa hai bên sẽ được thực hiện thông qua hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
Hợp Đồng Vận Chuyển
“Hợp đồng vận chuyển tài sản (hàng hóa) là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản (hàng hóa) đến địa điểm đã quy định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển và các khoản phụ phí khác ”
– Điều 535 Bộ Luật dân sự Việt Nam –
Nói một cách đơn giản, hợp đồng vận chuyển là một thỏa thuận cung cấp dịch vụ chuyển hàng từ nơi này tới nơi khác bằng các loại phương tiện vận tải khác nhau, có thể tốn chi phí có thể không, có thể bằng văn bản hoặc không cần.
Trách Nhiệm
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận có thể bằng văn bản hoặc không giữa người gửi/hành khách với người nhận vận chuyển và thường được ký kết vào thời điểm cả hai bên đồng thuận trong mọi quy định chứ không nhất thiết là lúc giao hàng.
Theo đó, mỗi bên sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ như sau:
- Người vận chuyển: chịu trách nhiệm về những hư hại, mất mát do mình gây ra. Đảm bảo giao hàng đúng địa điểm, thời gian, đúng người. Người vận chuyển có quyền kiểm tra quyền nhận hàng, có quyền thu tiền rồi mới giao hàng (nếu có) hoặc có quyền yêu cầu người nhận kiểm tra hàng.
- Người gửi hàng: chịu trách nhiệm trả cước phí vận tải và các khoản phụ phí khác (nếu có). Người gửi cũng có quyền yêu cầu người vận chuyển trả lại hàng cho mình, hoặc thay đổi địa điểm, người nhận hàng.
Ngoài ra, bên người gửi cũng có thể thuê một bên thứ ba trông coi hàng hóa trên đường vận chuyển (người áp tải) đối với các mặt hàng đặc biệt, hàng hóa có giá trị cao. Trong trường hợp này, nếu có hư hỏng hoặc tổn thất bên người gửi hàng sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm
Mẫu Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa
Một mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa thường gặp bao gồm những thông tin như:
- Thông tin hàng hóa nhận vận tải: tên hàng, loại, đơn vị tính…
- Địa điểm người vận tải nhận hàng
- Thời gian nhận
- Phương tiện/ cách thức vận chuyển hàng
- Bộ chứng từ/ giấy tờ vận chuyển
- Cách giao/nhận
- Quy định bên bốc dỡ hàng
- Cách giải quyết hao hụt
- Người áp tải
- Thanh toán phí vận tải
- Quyền và trách nhiệm các bên
- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (nếu có)
- Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
- Trách nhiệm nếu vi phạm
- GIải quyết tranh chấp
- Thời gian có hiệu lực
- Xác nhận của các bên
- …
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa được ký kết hợp pháp sẽ có hiệu lực từ thời điểm hai bên quy ước trong hợp đồng, trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật.
DOWNLOAD
hop-dong-van-chuyen-nguyen-tac
phu-luc-hop-dong-van-chuyen-nguyen-tac