THỦ TỤC THÔNG QUAN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu ( tiếng Anh gọi là: Import Customs procedure) là một quy trình nghiêm ngặt được cơ quan hải quan nhà nước đưa ra, để hàng hóa và các phương tiện vận tải được nhập khẩu vào một quốc gia. Mà trong đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải thực hiện và tuân thủ theo quy trình nhập khầu này một cách nghiêm túc dựa trên các qui định của nhà nước cho từng loại hàng hóa nhập khẩu.
Rất nhiều doanh nghiệp khi bắt đầu chuẩn bị nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó, câu hỏi hỏi thắc mắc của họ lúc này là phải làm sao để nhập khẩu hàng hóa này cho đúng qui định và quy trình của nhà nước đưa ra? Làm sao để áp mức thuế suất cho mặt hàng mà doanh nghiệp cần nhập đúng với quy định trong Biểu Thuế Xuất Nhập khẩu mà nhà nước. Cần những giấy tờ gì để có thể nhập được loại hàng hóa mà doanh nghiệp cần nhập khẩu? Cần những lưu ý gì để doanh nghiệp tiến hành nhập hàng mà không mắc sai phạm theo những quy định của cơ quan hải quan? Làm sao để có thể nhập hàng diễn ra một cách suôn sẻ và không bị chậm tiến độ.
Vô vàn những câu hỏi mà doanh nghiệp cần phải biết cho lần đầu tiên nhập khẩu hàng. Thì bài viết bên dưới đây sẽ giải quyết toàn bộ những thắc mắc của quý doanh nghiệp.
CÁC LOẠI HÌNH TRONG THỦ TỤC THÔNG QUAN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Điều tiên trước tiên khi nhập khẩu hàng hóa thì doanh nghiệp phải xác định chính xác được mình nhập khẩu hàng hóa với mục đính gì? Và doanh nghiệp mình thuộc loại doanh nghiệp gì? Để áp dụng cho chính xác loại hình nhập khẩu cho hàng hóa của mình. Đây là bước quan trọng cho việc bắt đầu quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu.
Có rất nhiều hình thức nhập khẩu khác nhau( nhập khẩu hàng với hình thức kinh doanh, hình thức gia công xuất khẩu, hình thức tạm nhập tái xuất….) tương xứng với mục đích nhập khẩu của các mặt hàng khác nhau, từng loại doanh nghiệp khác nhau ( doanh nhiệp Việt Nam, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngòai, doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu……).
Dưới đây là bảng cập nhật toàn bộ loại hình nhập khẩu tương xứng mã loại hình nhập khẩu mà cơ quan hải quan quy định. Nguồn lấy từ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ và Thông Tư số 39/ 2018/ TT-BTC, sửa đổi bổ sung Thông từ 38/2015/ TT_BTC của Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan ban hành.
STT
Tên loại hình nhập khẩu
Mã LH
Hướng dẫn sử dụng
Khai kết hợp
Lưu ý
1
Nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa khẩu)
A11
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập;
x
2
Nhập kinh doanh sản xuất (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu)
A12
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần; nhập kinh doanh nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan); hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập; doanh nghiệp nội địa nhập kinh doanh hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập kinh doanh tại chỗ.
Lưu ý: Trường hợp nhập theo quyền nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sử dụng mã A41
3
Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập
A21
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa có nguồn gốc từ tạm nhập khẩu. Trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa từ các nguồn khác sử dụng mã A42.
4
Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại
A31
Sử dụng trong trường hợp hàng xuất khẩu bị trả lại gồm trả lại để sửa chữa, tái chế, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy hoặc tái xuất sang nước thứ ba của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX.
Lưu ý: Trường hợp nhập khẩu để tái chế, tái xuất sang nước thứ 3, cơ quan Hải quan tổ chức theo dõi để xử lý theo quy định hoặc thực hiện theo chế độ tạm.
5
Nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
A41
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm DNCX) thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất).
6
Chuyển tiêu thụ nội địa khác
A42
Sử dụng trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa được ân hạn thuế hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt sau đó thay đổi đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, hoặc không được ân hạn. Trừ trường hợp hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập sử dụng mã A21
7
Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài
E11
Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu của DNCX.
x
8
Nhập tạo tài sản cố định của DNCX
E13
Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu tạo tài sản cố định của DNCX (bao gồm cả nhập từ nước ngoài, từ nội địa hoặc từ DNCX khác).
x
9
Nhập nguyên liệu của DNCX từ nội địa
E15
Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu từ nội địa.
10
Nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài
E21
Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài. Nguyên liệu thực hiện hợp đồng gia công có thể nhập theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hoặc tự cung ứng từ nguồn nhập khẩu; sử dụng cả trong trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công cho DNCX.
x
11
Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang
E23
Sử dụng trong trường hợp nhận nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công khác chuyển sang theo thủ tục XNK tại chỗ.
x
12
Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
E31
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư có thể nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài
x
13
Nhập nguyên liệu vào kho bảo thuế
E33
Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư đưa vào kho bảo thuế để sản xuất hàng xuất khẩu.
x
14
Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài
E41
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập lại sản phẩm sau khi đưa nguyên liệu, vật tư thuê nước ngoài gia công (bao gồm trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận lại sản phẩm thuê DNCX gia công)
15
Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất
G11
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất
16
Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn
G12
Sử dụng trong trường hợp:
– Doanh nghiệp thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm;
– Tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa;
– Tạm nhập tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam.
17
Tạm nhập miễn thuế
G13
Sử dụng trong trường hợp:
– Nhập khẩu máy móc thiết bị do bên thuê gia công cung cấp phục vụ hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng khác chuyển sang;
– Tạm nhập hàng hóa miễn thuế gồm: hàng tham dự hội trợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn văn nghệ, khám chữa bệnh.
18
Tạm nhập khác
G14
Sử dụng trong các trường hợp tạm nhập kệ, giá, thùng, lọ … theo phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng.
19
Tái nhập hàng đã tạm xuất
G51
Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã tạm xuất (xuất theo chế độ tạm) bao gồm trường hợp hàng hóa đã tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ…)
Lưu ý: Người khai hải quan thực hiện khai theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
20
Hàng gửi kho ngoại quan
C11
Sử dụng trong trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan
x
21
Hàng đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu
C21
Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài
x
22
Hàng nhập khẩu khác
H11
Bao gồm hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán; hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế (bao gồm hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới vượt định mức miễn thuế).
QUY TRÌNH THÔNG QUAN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Tương ứng với từng loại hình nhập khẩu sẽ có từng quy định khác nhau về mặt thủ tục giấy tờ, nhưng về quy trình nhập khẩu của từng loại hình gần như giống nhau. Chúng tôi sẽ tư vấn cho quý doanh nghiệp loại hình nhập khẩu kinh doanh là loại hình phổ biến nhất mà đa số doanh nghiệp thực hiện trên thị trường. Và quy trình dưới đây cho việc nhập hàng hóa thông thường. Nếu hàng hóa của quý doanh nghiệp được liệt vào loại hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành thì quý doanh nghiệp cần phải làm thủ tục giấy tờ đăng ký xin giấy phép chuyên ngành trước. Giả vụ như quý doanh nghiệp muốn nhập sách báo thì phải xin giấy phép ở bộ văn hóa thông tin ( cơ quan chuyên ngành) trước rồi mới tiến hành các bước nhập hàng thông thường như bên dưới đây.
Bước 1: Chuẩn bị hộ hồ sơ khai báo hải quan gồm:
- Hóa đơn thương mại ( Commercial invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing list)
- Hợp đồng thương mại ( Purcharsing contract)
- BL ( Bill of lading or Hawb Air Way Bill)
- Giấy phép nhập khẩu ( cho mặt hàng đặc biệt cần giấy phép nhập khẩu được liệt kê tại Phụ lục- Nghị Định 187/2013/NĐ-CP. Doanh nghiệp cần phải hoàn tất các thủ tục giấy tờ trước khi cho hàng hóa nhập cảnh. Nếu Doanh nghiệp quên khâu này thì đồng nghĩa với việc là hàng không thể nhập vào nước sở tại. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về tính chất mặt hàng của mình trước khi nhập).
- C/O ( Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Nếu hàng của quý doanh nghiệp nằm trong khối Asian được miễn giảm thuế nhập khẩu.
-
Tùy theo tính chất đặc thù riêng của từng loại hàng hóa sẽ có phát sinh một số loại chứng từ đặc thù khác như:
- Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary): áp dụng cho loại hàng thuộc nhóm thực vật
- Giấy chứng nhận phân tích thành phần hàng hóa ( C/A: Certificate of Analysis): áp dụng cho mặt hàng hóa mỹ phẩm.
- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa ( C/Q: Certificate of Quality): là giấy chứng minh chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế.
- Giấy chứng thư hun trùng ( Fumigation certificate): áp dụng cho loại hàng có đóng gói dùng chất liệu là gỗ. Khử trùng bề mặt để diệt côn trùng, tránh mối mọt.
Bên trên là những chứng từ tiêu biểu thường gặp nhất cho các mặt hàng nhập khẩu. Ngoài ra còn một số loại chứng khác nữa phù hợp với từng loại hàng hóa đặc biệt khác mà cơ quan nhà nước yêu cầu phải xuất trình khi nhập hàng…
Bước 2: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành ( nếu có). Doanh nghiệp cần phải xác định loại hàng hóa nhập khẩu của mình có thuộc diện này không.
Chỉ áp dụng cho các mặt hàng có yêu cầu đặc biệt ví dụ như hàng bạn là thực phẩm làm từ động vật thì phải có kiểm dịch động vật, phải có giấy phép của Cục Thú Y ( thuộc Bộ Nông Nghiệp và phát triễn nông thôn)
Thông tư sửa đổi một số điều của Thông tư số 25/2016/TT- BNNPTNT ngày 30/6/2016 về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và Thông tư sửa đổi một số điều của Thông tư 26/2016/TT- BNNPTNT ngày 30/6/2016 về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuỷ sản.
Trên thực tế, hiện tại các sản phẩm thực phẩm chứa sản phẩm có nguồn gốc từ động vật nhập khẩu vào Việt Nam, mặc dù đã có giấy chứng nhận y tế của nước xuất khẩu, đều phải kiểm dịch 100% thì mới được thông quan theo các Thông tư 25/2016 và Thông tư số 24/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bất kể động vật tươi sống hay đã qua chế biến, hay chỉ chứa một thành phần có nguồn gốc động vật như đạm sữa, đường lactose… Với quy định, một cái bánh quy hay một gói cà phê sữa trong thành phần có chứa sản phẩm dinh dưỡng y tế vốn dĩ rất an toàn vì đã qua xử lý nhiệt và chỉ chứa một lượng nhỏ đạm chiết suất từ sữa (Casein) vẫn phải kiểm dịch động vật.
***Đối với mặt hàng thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành thì công tác kiểm tra sẽ được tiến hành sau khi hàng đã cập cảng.
Thời gian khuyến cáo để đăng ký kiểm tra chuyên ngành là ngay sau khi nhận được “Thông Báo Hàng Đến” từ hãng tàu hoặc hãng bay.
Hồ sơ đăng ký và các bước đăng ký như thế nào thì tùy vào mỗi mặt hàng, sẽ có quy định riêng mà doanh nghiệp cần tìm hiểu trước để tránh mất thời gian và chi phí lưu kho hàng hóa.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì Cơ quan chức năng sẽ lấy mẫu một số mặt hàng tiến hành kiểm tra, thử nghiệm …. Xem hàng hóa có đạt đúng như yêu cầu mà cơ quan chuyên ngành quy định hay không. Mỗi bộ ngành như Bộ Nông Nghiệp và phát triễn nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Y tế ….sẽ có những quy định cụ thể khác nhau.
Đây cũng là bước quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý. Nhờ xác định cụ thể từng loại hàng hóa cần nhập doanh nghiệp có thể hoạch định rõ ràng cho các bước làm thủ tục nhập khẩu tiếp theo. Giúp cho quy trình nhập hàng hóa có sự chuẩn bị trước và đẩy nhanh quy trình nhập khẩu hàng hóa.
Bước 3: Đăng ký chữ ký số lên hệ thống của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam.
Bước này dành cho những doanh nghiệp lần đầu tiên nhập khẩu hàng hóa. Doanh nghiệp phải trãi qua bước đăng ký “ chữ ký số điện tử” của mình lên hệ thống hải quan. Sau khi đăng ký thì trong vòng 24 tiếng đồng hồ hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả, những thông số riêng biệt cho doanh nghiệp mình và doanh nghiệp dùng nó để đăng nhập vào hệ thống hải quan.
Bước 4: Áp mã thuế nhập khẩu cho hàng hóa dựa vào Biểu Thuế Của Tổng Cục Hải Quan:
Đây là bước tối quan trọng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa. Đòi hỏi người thực hiện chọn Mã thuế nhập khẩu (HS Code number) phải đúng và phù hợp cho từng loại mặt hàng mà DN nhập khẩu. Nếu không thì khi nộp hồ sơ lên chi cục hải quan, tờ khai sẽ bị bát và sẽ được hải quan yêu cầu chỉnh sửa bổ sung và DN phải bắt đầu lại việc phải khai sửa tờ khai.
Bước 5: Truyền dữ liệu lên hệ thống hải quan như chi tiết thông tin hàng hóa, đính kèm chứng từ lên hệ thống hải quan ( bước ngày gọi tóm tắt là truyền tờ khai).
5.1.Thời gian thích hợp để tiến hành truyền dữ liệu : ngay sau khi nhận được “Thông Báo Hàng Đến” từ hãng vận chuyển.
- Việc thực hiện truyền dữ liệu khai báo thông tin lô hàng lên tổng cục hải quan doanh nghiệp có thể thực hiện trực tiếp lên hệ thống VNACCS của Tổng Cục Hải Quan, và bằng việc cấm chữ ký số (mà doanh nghiệp đã đăng ký ở Bước 3) vào máy tính. Hệ thống này sẽ nhận diện được doanh nghiệp mình và bạn có thể khai báo, hệ thống được sử dụng hoàn toàn miễn phí.
- Khi doanh nghiệp đăng nhập vào hệ thống Hải quan, lập thứ hệ thống sẽ mở ra trang tờ khai và DN phải nhập thông tin vào. Có một số ký hiệu mà hệ thống quy định trong lúc nhập liệu thì doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ trước khi nhập như: mã loại hình nhập khẩu, mã chi cục Hải quan, mã cảng….và nhiều thông tin chi tiết khác mà bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức trước khi tiến hành truyền tờ khai. Hạn chế tối đa việc nhập thông tin sai, sẽ làm DN rất mất nhiều thời gian chỉnh sửa, vì có những quy định lỗi không được chỉnh sửa mà phải hủy cả tờ khai và phải khai lại mới.
5.2.Truyền thử tờ khai:
- Dựa vào số liệu của bộ hồ sơ nhập khẩu, DN nhập dữ liệu vào phần mềm ECUS5.
- Sau khi nhập xong dữ liệu DN có thể nhấn vào truyền thử tờ khai, sau đó in tờ khai nháp ra và dò lại thật kỹ lưỡng các thông tin quan trọng một lần nữa như mã loại hình, mã địa điểm lưu kho, mã chi cục Hải quan nhập khẩu….
5.3. Truyền tờ khai chính thức:
- Sau khi đã kiểm tra kỹ các thông số và thông tin, DN tiến hành truyền tờ khai chính thức lên hệ thống Hải quan. Và chờ kết quả phản hồi từ hệ thống trả về để tiến hành thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu tiếp theo.
- Bước nhập liệu và truyền tờ khai trong thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu là khâu cực kỳ quan trọng và đòi hỏi người nhập liệu phải thấu hiểu từng thông số trên hệ thống Hải quan. Nên hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ khai báo Hải quan để tăng “ tỷ lệ đậu”.
5.4.Kết quả phân luồng tờ khai:
Hệ thống sẽ tự động phân luồng tờ khai :
- Tờ khai luồng xanh: tờ khai được miễn kiểm hóa
- Tờ khai luồng vàng: nộp hồ sơ để Hải quan kiểm tra tại chi cục, tờ khai cũng có thể chuyển sang luồng đỏ nếu có dấu hiệu vi phạm.
- Tờ khai luồng đỏ: hàng sẽ bị kiểm hóa 100%
Bên dưới là sơ đồ tóm tắt phân luồng tờ khai.
[image]
5.5. Khai danh sách cont: sau khi đã truyền tờ khai DN khai danh sách container ( nếu hàng của DN là hàng container)-> sau đó đính kèm các loại chứng từ gồm: commercial invoice, vận đơn và C/O( nếu có)
*Lưu ý: Nếu có C/O ngoài truyền bản copy lên hệ thống, DN cần phải xuất trình bản gốc tại thời điểm nộp hồ sơ vào hải quan đăng ký tại chi cục Hải Quan của DN để được xét ưu đãi về mặt thuế quan.
Bước 6 : Lấy lệnh giao hàng và cược container ( nếu là hàng cont):
- Lệnh giao hàng ( Delivery Order gọi tắt là D/O). Đây là loại chứng từ được phát hành bởi nhà vận tải ( hãng tàu hay forwarder). Phải có lệnh giao hàng thì đơn vị quản lý kho hàng mới cho DN lấy hàng sau khi đã xong thông quan.
Những chứng từ cần thiết để trình nhà vận chuyển để được lấy lệnh giao hàng:
- 1 bản gốc vận đơn hoặc bản sao vận đơn ( nếu vận đơn đợc giải phóng , từ nghiệp vụ nhập khẩu là “ surrendered”).
- 1 bản gốc giấy giới thiệu của doanh nghiệp ủy thác cho nhân viên đi lấy lệnh.
- Đóng toàn bộ phí vận chuyển cho nhà vận chuyển và làm thủ tục cược cont và đóng tiền cược cont ( nếu là hàng cont)
- Thời hạn lệnh giao hàng: thông thường hãng tàu chỉ cho lưu bãi và container trong một thời gian nhất định. Khi lấy lệnh DN cần phải kiểm tra thời hạn lệnh hết vào ngày mấy. Nếu vượt qua ngày của hạn lệnh giao hàng thì DN phải đóng thêm tiền để gia hạn lệnh có thêm thời gian làm thủ tục nhập khẩu.
Việc nhập khẩu hàng hóa cũng phải tiến hành nhanh chóng để tránh tình trạng lưu bãi, lưu cont hàng hóa , lúc đó DN sẽ bị trả thêm phí lưu.
Hiện tại thì một số hãng tàu đã dần đổi mới việc lấy lệnh điện tử ( E-D/O), tức là DN không cần phải đến hãng tàu lấy lệnh nữa mà sau khi DN đóng tiền vận chuyển xong, và DN gởi email yêu cầu hãng tàu gởi lệnh thì hệ thống hãng tàu sẽ tự động gởi lệnh qua email. DN chỉ cần in ra và đi lấy hàng.
Bước 7 : Chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu đi nộp tại chi cục Hải quan của DN, đóng thuế và tiến hành lấy hàng:
7.1. Tờ khai luồng xanh:
Sẽ có hai trường hợp:
- Luồng xanh không điều kiện: đối với hàng miễn thuế (giả dụ như hàng gia công), khi tờ khai được phân luồng xanh thì nghiễm nhiên tờ khai sẽ kèm luôn quyết định thông quan.
- Luồng xanh có điều kiện: hàng cần nộp thuế (ví dụ thuế NK, Thuế GTGT, BVMT, TTĐB,…) . Tờ khai chỉ được thông quan sau khi DN đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào kho bạc nhà nước. Khi nhận đầy đủ thuế thì hệ thống sẽ tự động thông quan, hải quan sẽ không can thiệp vào.
DN có thể lấy hàng và Chứng từ gồm:
- Mã vạch
- Tờ khai hải quan thông quan
- Lệnh giao hàng
DN mang chứng từ ra cảng hoặc kho sân bay để lấy hàng. Quy trình lấy hàng như sau:
Đối với hàng lẻ đường biển:
DN mang chứng từ ra kho của cảng hoặc ICD > đến phòng thương vụ nhập để lấy thông tin số kho và số cửa lấy hàng (1 phiếu nhỏ trong đó có mã vạch và số kho hàng, ví dụ: KHO 5 CỬA 3)
DN phải đến đúng cửa, đúng kho quét mã vạch và đợi nhân viên kho mang hàng ra (thông thường là xe nâng của kho sẽ chở hàng ra)
Quản lý kho sẽ đưa cho DN “phiếu xuất kho” để ký nhận hàng, sau khi lấy được phiếu dưới đây và lấy hàng là xong thủ tục
Đối với hàng hóa nhập bằng đường hàng không:
Bước 1: Lấy lệnh giao hàng
DN phải tới đại lý vận chuyển để lấy lệnh giao hàng (trường hợp bay trực tiếp với hãng bay thì lấy lệnh tại cơ quan quản lý mặt đất TCS hoặc SCSC)
Bước 2: Đóng tiền phục vụ hàng nhập tại cơ quan quản lý mặt đất TCS hoặc SCSC
Đến kho TCS hoặc SCSC bốc số thứ tự và đóng tiền lao vụ (phí lao vụ DN có thể tham khảo trên trang web của TCS hoặc SCSC)
Bước 3: đóng tiền xong, nhân viên phòng lao vụ sẽ cấp cho DN bộ hồ sơ gồm AWB của kho cùng 1 mã vạch nhỏ kẹp vào AWB
Bước 4: DN kẹp hồ sơ vừa nhận được từ cơ quan quản lý mặt đất + bộ chứng từ nhập khẩu đã chuẩn bị trước đó nộp hải quan giám sát . Sau khi kiểm tra xong thì hải quan giám sát sẽ đóng dấu lên mã vạch và trả lại cho bạn
Bước 5: Lấy hàng:
DN đến máy tự động tại kho cà mã vạch (mã vạch nhỏ mà cơ quan mặt đất đã đưa cho bạn ở Bước 3) để lấy số thứ tự và chờ lấy hàng
Đối với hàng container
DN đóng tiền nâng cont đầy tại quầy thương vụ cảng, hoặc trên eport đối với cảng Cát Lái – để in “ Phiếu đăng ký làm hàng( còn gọi là phiếu EIR).
DN giao phiếu này cho tài xế xe container, tài xế sẽ vào bãi để kéo container về nhà máy à hoàn thành thủ tục nhận hàng.
7.2.Luồng vàng và luồng đỏ:
Chứng từ gồm: các chứng từ chỉ cần in bản có chữ ký số là được, không cần có chữ ký sống và dấu DN
- Invoice (1 bản)
- Packing list (1 bản)
- Vận đơn (Bill of lading or AWB) (1 bản)
- C/O – nếu có – trường hợp có C/O phải xuất trình C/O bản gốc
- Luồng vàng thì DN trình hồ sơ cho hải quan đăng ký tại quầy đăng ký tờ khai à nếu hồ sơ đúng và DN đã đóng thuế à hải quan đăng ký sẽ thông quan tờ khai
Luồng đỏ:
- Hải quan đăng ký kiểm tra hồ sơ
- Trình lãnh đạo phân tỷ lệ kiểm
- Lãnh đạo phân tỷ lệ kiểm và phân công cán bộ kiểm hóa
- Bạn thực hiện kiểm hóa theo quy định
- Hải quan kiểm hóa sẽ thông quan tờ khai
Sau đó các bước lấy hàng DN thực hiện tương tự như tờ luồng xanh.
THÔNG TIN LIÊN LẠC ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THỦ TỤC THÔNG QUAN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHO QUÝ KHÁCH HÀNG.
Nếu quý doanh nghiệp chưa rõ về các giấy tờ cần thiết để nhập khẩu hàng hóa, hoặc bất cứ thắc mắc gì về thủ tục hải quan xuất nhập khẩu thì có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới.
Nếu DN nào cần tìm công ty giao nhận vận tải làm dịch vụ trọn gói cho tất cả các khâu từ từ dịch vụ vận tải biển, vận tải hàng không, vận tải bộ và dịch vụ làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu để tiết kiệm thời gian và nhân lực cho khâu hậu cần này thì chúng tôi cũng có một đội ngũ nhân viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm, hiểu biết rõ các quy trình xuất nhập khẩu và những quy định của nhà nước ban hành hiện nay…. quý doanh nghiệp cũng có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:
số hotline: 0918722801 hoặc 0915921080.
ĐỊA CHỈ VĂN PHÒNG CÔNG TY:
CTY TNHH DRAGON TEAM LOGISTICS.
Địa chỉ: CITYLAND GARDEN HILLS.
Số 07, Đường 08, Phường 5, Quận GoVap,
Tp HCM City, Vietnam.
Tel: 84-28-6292 6586 Fax: 84-28-6292 6596
Mobile : 84-(0)91 592 1080
Email : annale@dragonteam.us
Skype : annaleanh1
Website : http://dragonteam.us
Những Lợi ích mà dịch vụ của công ty Dragon Team Logistics mang lại cho quý khách hàng:
- Hạn chế những rủi ro cho DN trong quá trình khai báo hàng hóa XNK. Trong trường hợp DN không nắm bắt rõ và cập nhật thường xuyên những quy định mà nhà nước đưa ra, vô tình DN vi phạm những quy định của chính phủ.
- DN sẽ không mất nhiều thời gian để tìm hiểu về đặc thù hàng hóa của mình để chuẩn bị khâu nhập khẩu hàng.
- Với nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi sẽ hoàn thành thủ tục nhập khẩu hàng hóa trong thời gian nhanh nhất với chi phí hợp lý. Tránh những rủi ro như hàng hóa bị giữ lại bởi cơ quan hải quan do sai phạm, tránh những chi phí phát sinh không đáng có.
*** Dragon Team dịch vụ mà bạn tin tưởng ***