NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ VỀ VIỆT NAM LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ
Công ty TNHH DragonTeam Logistics chúng tôi đặc biệt chuyên về công việc nhập khẩu những máy móc thiết bị lớn, siêu trường siêu trọng từ Nước Ngoài về Việt Nam. Nhằm phục vụ cho những Quý khách hàng có nhu cầu di dời nhà xưởng, hay nhập khẩu máy móc lớn về Việt Nam để sản xuất.
Việc nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước ngày càng gia tăng, nhất là trong thời điểm hiện nay. Do nhu cầu sản xuất nhiều để đáp ứng thị trường tiêu thụ, gia công và xuất khẩu sản phẩm. Và dưới tác động của “làn sóng chuyển dịch sản xuất” sang các nước đang phát triển như Việt Nam, thì đây chính là cơ hội cho chúng ta.
Để góp phần vào công việc tạo ra giá trị lớn này, cũng như đóng góp vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Dragon Team Logistics chúng tôi sẵn sàng cung cấp dịch vụ “nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài về Việt Nam” và “nhận làm thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị”. Qua đó, chúng tôi xin đóng góp vào 1 khâu trong chuỗi giá trị to lớn trên. Bằng nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi mong rằng sẽ có cơ hội để hợp tác cùng các bạn. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm và những gì chúng tôi đã làm được trong lĩnh vực này.
PHÂN LOẠI MÁY MÓC, THIẾT BỊ TRƯỚC KHI LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU VỀ VIỆT NAM
Trước khi nhập khẩu máy móc, thiết bị nào đó về Việt Nam, việc đầu tiên là chúng ta phải phân loại chúng. Phải biết rõ thông tin về loại máy móc cần nhập để làm thủ tục khai báo hải quan trong quy trình Nhập khẩu.
Thường thì các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền được Nhập khẩu vào Việt Nam được phân loại dựa trên 2 tiêu chí sau:
Phân loại dựa trên đặc thù về Lĩnh vực, Ngành nghề
Tùy thuộc máy móc thiết bị đó thuộc lĩnh vực, ngành nghề gì, VD: nông nghiệp, công nghiệp, môi trường, xây dựng… và có thuộc trong “lĩnh vực cấm” hay không, là “máy móc thông thường” hay “máy móc đặc thù”…
Phân loại dựa theo thời hạn sử dụng, máy MỚI hay máy CŨ
Máy MỚI 100% là các loại máy móc thiết bị vừa mới xuất xưởng, có tem nhãn mác đầy đủ, và các chứng từ đi kèm. Máy đó chưa được sử dụng lần nào, cũng như chưa bao giờ đi vào vận hành, khai thác. Và để biết chính xác được điều trên và xác nhận thì phải qua “cơ quan giám định”.
Còn máy CŨ đã qua sử dụng thì cần phải xác định là công nghệ đã lạc hậu hay chưa? Cũ bao nhiêu lâu kể từ thời điểm xuất xưởng? VD như: Theo quy định thì các thiết bị máy móc đã qua sử dụng khi nhập khẩu vào Việt Nam thì tuổi thọ không được quá 10 năm, và ngoài việc cung cấp thông tin trên chứng từ thì cũng phải làm thủ tục để đi giám định để xác định tuổi thọ của thiết bị đó.
VỀ VIỆC KIỂM TRA MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN TRƯỚC KHI NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM
Có 2 yếu tố cần phải kiểm tra trước khi tiến hành nhập khẩu máy móc đó. Thứ nhất, là kiểm tra tính hợp pháp (loại máy móc thiết bị này có được phép nhập khẩu và lưu hành trong nước Việt Nam hay không, quyền nhập khẩu và lưu hành là cá nhân hay tổ chức…). Thứ hai, là kiểm tra về chất lượng (Lưu ý: không phải tất cả các loại máy móc nhập khẩu đều phải làm thủ tục kiểm tra chất lượng, mà còn tùy thuộc vào việc phân nhóm dựa theo tra cứu thông tin của Chính phủ ban hành). Mời bạn Tham khảo:
Bộ Thông tin và Truyền thông: Quyết định 2261/QĐ-BTTTT năm 2018 – DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BẮT BUỘC PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY. DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BẮT BUỘC PHẢI CÔNG BỐ HỢP QUY.
Bộ Khoa học và Công nghệ: Quyết định 3482/QĐ-BKHCN năm 2017 – SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Bộ Công an: Thông tư 08/2019/TT-BCA – SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG G Y MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG AN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT – DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH – DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Bộ Giao thông vận tải: Thông tư 41/2018/TT-BGTVT – DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA PHẢI CHỨNG NHẬN TRƯỚC THÔNG QUAN (ĐỐI VỚI NHẬP KHẨU), TRƯỚC KHI ĐƯA RA THỊ TRƯỜNG (ĐỐI VỚI SẢN XUẤT, LẮP RÁP). DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA PHẢI CHỨNG NHẬN HOẶC CÔNG BỐ HỢP CHUẨN HỢP QUY.
Bộ Công Thương: Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BCT năm 2018 – DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG G Y MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG.
Sau khi thực hiện xong bước kiểm tra như trên thì chúng ta sẽ tiến hành làm thủ tục khai báo và thông quan như bình thường.
Để biết rõ hơn về các loại Hồ sơ, Thủ tục, Chứng từ… bạn có thể tham khảo thêm nội dung bên dưới hoặc, liên hệ với Dragon Team Logistics chúng tôi thông qua email, điện thoại, Zalo, Viber hoặc có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty tại Tphcm.
LỢI ÍCH MÀ DRAGON TEAM LOGISTICS MANG ĐẾN QUÝ KHÁCH?
Chúng tôi hiểu rằng một sự hợp tác tốt là sự hợp tác phải mang lại “lợi ích chung”, mà để làm được điều đó thì Dragon Team Logistics phải góp phần để “tạo ra giá trị” trong “mục đích” của Quý khách, và đó cũng chính là nhiệm vụ của chúng tôi.
Việc di dời nhà xưởng, cũng như nhập khẩu máy móc thiết bị hay dây chuyền sản xuất là 1 nhiệm vụ phức tạp và không hề dễ dàng.
- Đòi hỏi những con người thực hiện phải có kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực này.
- Bên cạnh đó, cần phải có “sự tân tâm”, vì để đề phòng khi xảy ra 1 số vấn đề trong khâu thực hiện, chúng ta có thể giải quyết được.
- Cần có “sự nhiệt tình và chân thật” trong việc Tư vấn, để có thể làm rõ những khuất mắc của Quý khách trước khi thống nhất phương án để thực hiện.
Đó chính là những lợi thế mà Công ty Logistics chúng tôi có thể mang lại cho Quý khách hàng của mình.
MỘT SỐ DỰ ÁN MÀ CÔNG TY CHÚNG TÔI ĐÃ THỰC HIỆN
Sau đây là 1 số dự án về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, di dời nhà xưởng, nhà máy về Việt Nam mà công ty chúng tôi đã thực hiện:
QUY TRÌNH LÊN PHƯƠNG ÁN VÀ THỰC HIỆN VIỆC NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ
- Bước 1: Quý khách cần Tìm hiểu sơ qua về việc “nhập khẩu máy móc” trong Bài viết này của chúng tôi.
- Bước 2: Liên hệ với chúng tôi để được Tư vấn giải đáp các thắc mắc.
- Bước 3: Sau khi được tư vấn, nếu có ý muốn hợp tác với chúng tôi thì cùng bàn bạc để lên phương án, kế hoạch thực hiện.
- Bước 4: Chúng tôi sẽ thực hiện, Quý khách sẽ theo dõi.
- Bước 5: Quý khách nghiệm thu kết quả. Dự án hoàn tất.
NHỮNG HỒ SƠ, CHỨNG TỪ CẦN THIẾT TRONG VIỆC NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ
Được phân làm 2 bộ Hồ sơ tương ứng với 2 Khâu như sau:
HỒ SƠ, CHỨNG TỪ TRONG KHÂU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
- Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị đó
- Bảng liệt kê hàng hóa và đóng gói
- Hóa đơn
- Vận đơn
- Các chứng từ về chất lượng
- Bản đăng ký để kiểm tra chất lượng
- Bản sao các chứng chỉ chất lượng (có chứng thực), các tài liệu kỹ thuật đi kèm có liên quan
- Bản giới thiệu, ghi chú, thuyết minh, các tài liệu về kỹ thuật của tiêu chuẩn kiểm tra theo yêu cầu.
HỒ SƠ, CHỨNG TỪ KHAI BÁO THỦ TỤC TRONG KHÂU THÔNG QUAN
- Tờ khai báo hải quan nhập khẩu
- Hóa đơn
- Vận đơn
- Chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ
- Phiếu đóng gói
- Bảng kê, bảng mô tả hàng hóa khi xuất xưởng (catalog)
- Kết quả kiểm tra chất lượng
NHỮNG LƯU Ý
- Nếu 1 dây chuyền sản xuất bao gồm nhiều thiết bị tách rời thì các thiết bị đó có thể về khác lô, khác cảng và có thể khác nguồn gốc xuất xứ (được sản xuất từ các nhà máy khác nhau). Ta chỉ cần chứng minh các máy móc này trong cùng 1 dây chuyền sản xuất thông qua thủ tục đồng bộ hóa.
- Đối với máy móc đã qua sử dụng, cần chú ý đến Mã HS code của hàng hóa nhập khẩu, được quản lý theo Thông tư 23/2015 của Bộ KHCN.