Vai Trò Của Logistics
Logistics thương mại là huyết mạch trong toàn bộ quá trình lưu thông hàng hóa nội địa và quốc tế.
Thuật ngữ “logistics” trước đây còn khá mới mẻ tại Việt Nam và thường được biết đến qua những cái tên như công tác “tiếp vận”, hoặc “hậu cần”. Vào những năm gần đây, sự chuyển dịch cơ cấu khiến Việt Nam dần trở thành cái tên rất thu hút các nhà đầu tư và các doanh nghiệp quốc tế.
Các công ty và các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu xây dưng nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất cho đến các chi nhánh tại đây. Kéo theo đó, các công ty này đã sử dụng hệ thống logistics toàn cầu để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ từ Việt Nam vẫn được phân phối đến khắp nơi trên thế giới, khắc phục được yếu tố cự ly, thời gian và chi phí nhân công, để qua đó thu lại những khoản lãi khổng lồ.
Hiểu Rõ Hoạt Động Logistics
Hoạt động logistics là sự phối hợp của linh hoạt và phức tạp của nhiều thành phần trong nền kinh tế. Dịch vụ logistics có sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện những hoạt động nhằm một mục đích là vận chuyển hàng hóa (hay dịch vụ) từ nơi này đến nơi kia hay từ một quốc gia này đến các nước khác theo yêu cầu của khách hàng.
Hoạt động logistics diễn ra đều đặn hàng ngày và chi phối đến hầu như toàn bộ hoạt động lưu thông hàng hóa trên thế giới.
Vai Trò Của Logistics Trong Nền Kinh Tế Hiện Đại
Logistics có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia so với các nước khác.
Với doanh nghiệp:
- Quản trị logistics tốt giúp doanh nghiệp giải quyết được cả đầu vào và đầu ra cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
- Tối ưu hóa quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm từ điểm bắt đầu cho tới nơi kết thúc của chuỗi cung ứng.
- Giảm giá thành sản phẩm bán ra, tăng mức độ cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.
- Tăng uy tín, độ tin tưởng của khách hàng và đối tác.
Với nền kinh tế quốc gia:
- Gia tăng lợi thế cạnh tranh của một nước so với các nước khác.
- Giúp hàng hóa, dịch vụ của bạn có khả năng tiếp cận với các thị trường lớn và đầy tiềm năng khác.
- Gia tăng tầm ảnh hưởng của đồng nội tệ.
- Đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho quốc gia.
Lợi Ích
Việt Nam hoàn toàn đầy đủ tiềm năng để trở thành nhà bếp của thế giới. Sản lượng nông sản cao cùng chất lượng tuyệt hảo của hàng hóa xuất xứ từ nước ta dần dần khẳng định tên tuổi trên toàn thế giới. Thế nhưng, kinh doanh nông, lâm, hải sản lại đi kèm những vấn đề như khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng, chi phí cho việc bảo quản cao, và số lượng hàng đang tồn kho như thế nào?
Chúng ta mong muốn đạt được nguồn lợi khổng lồ từ ngành công nghiệp mang tên logistics đồng nghĩa với việc sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Tuy nhiên sẽ không có gì là không thể.
Điển hình ở đây là Chi-lê. Ngay tại Việt Nam, khi bước chân vào các siêu thị hay các hệ thống cung cấp thực phẩm lớn, bạn rất dễ dàng bắt gặp những hàng hóa có xuất xứ từ Chi-lê như nho, táo, tươi và các loại hoa quả khô. Điều đáng nể ở đây là dù Chi-lê cách rất xa các thị trường lớn, thế nhưng họ lại dễ dàng tiếp cận và đưa hàng của mình vào các thị trường tiêu thụ khổng lồ và cực kỳ khó tính như Châu Âu, Bắc Mỹ và cả Châu Á nữa.
Câu hỏi khiến chúng ta phải trăn trở là: “Họ đã làm như thế nào?”
Mô Hình Phát Triển
Bất kỳ một công ty nào dù ngành nghề kinh doanh là sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ, mục tiêu hoạt động của họ vẫn là tối ưu hóa lợi nhuận. Bạn phải lựa chọn giữa 2 việc: hoặc tăng giá vốn hàng bán hoặc cắt giảm chi phí sản xuất. Trong tình hình cạnh tranh hết sức gay gắt như hiện nay, giải pháp cắt giảm chi phí bằng việc quản lý logistics tốt đang được các công ty ưu tiên lựa chọn.
Đa phần họ ứng dụng logistics ngay từ điểm khởi đầu cho tới nơi kết thúc chuỗi cung ứng. Nghĩa là ngay ở khâu chọn nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, quá trình sản xuất diễn ra như thế nào cho đến tận khâu phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng đều có sự tham gia của logistics.
Mô hình sản xuất tối ưu được các công ty lớn hoặc các tập đoàn đa quốc gia nghiên cứu và phát triển thường dựa trên 3 yếu tố: sản xuất-lưu thông-tiêu dùng.
Tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế quá trình này được diễn ra hết sức phức tạp, cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các khâu khác nhau.
Phân Loại Logistics
Logistics có mặt trong hầu như tất cả mọi hoạt động sống trên thế giới và được chia thành 3 nhóm cơ bản:
- Logistics phục vụ mục đích quân sự.
- Logistics thương mại phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Logistics phục vụ mục đích quản lý xã hội.
Giải Pháp Giảm Thiểu Chi Phí Logistics
Nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng tốt hơn, ở mức giá rẻ hơn, có một số giải pháp được đưa ra như sau:
- Cần xác lập kênh phân phối hợp lý, phương tiện lưu thông phù hợp với yêu cầu của hàng hóa.
- Chọn vị trí thuận lợi để đặt các kho hàng. Container ra vào bốc dỡ hàng hoặc vận chuyển đến các cảng, các depot được dễ dàng.
- Thiết lập hệ thống trung tâm phân phối tốt. Tỉ lệ dự trữ các mặt hàng nhu cầu cao hợp lý.
- Quản lý quá trình vận chuyển bằng công nghệ.
- Đặc biệt, quy trình sản xuất “không lưu kho” là chìa khóa để tăng lợi nhuận cao hơn cho một số mặt hàng nhất định.
- …
“Logistics is the ball and chain of armored warfare”
Heinz Guderian