Kinh Nghiệm Làm Xuất Nhập Khẩu
Những chia sẻ cũng như kiến thức và kinh nghiệm làm xuất nhập khẩu dành cho các bạn trẻ quan tâm đến ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Tiềm năng của ngành xuất nhập khẩu Việt Nam
Xu hướng hội nhập của thế giới cùng sự chuyển dịch nhu cầu xuất nhập khẩu của thế giới vào các nước Đông Nam Á đang ngày càng gia tăng tầm quan trọng của Việt Nam với bên ngoài. Sự kiện gia nhập TPP của nước ta vào những ngày đầu năm 2016 đã mở ra một cơ hội “vô tiền khoáng hậu” cho ngành xuất nhập khẩu non trẻ của chúng ta. Và đây chính là cơ hội cho các công ty logistics trong và ngoài nước "cùng nhau cạnh tranh – cùng nhau phát triển".
Thuế suất đưa về mức 0% đẩy nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu hàng ra vào biên giới nước ta lên cao hơn bao giờ hết. Và tất nhiên cùng với đó là dòng ngoại tệ, dòng tiền khổng lồ chảy về tay các doanh nghiệp biết nắm bắt nhu cầu của thị trường.
Cùng với cơ hội này là biết bao nhiêu thách thức phải lớn nhanh, phải phát triển để trưởng thành và lớn mạnh cùng dòng chảy hội nhập. Và cùng với đó là bao nhiêu cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam.
Xuất nhập khẩu bao gồm những công việc gì?
Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu đầu tiên chính là cần phải nắm vững kiến thức chung về toàn ngành. Và hiểu rõ đặc điểm hoạt động của ngành với doanh nghiệp mình. Các công việc cụ thể một nhân viên xuất nhập khẩu cần phải đảm nhiệm được thường bao gồm:
- Làm việc trực tiếp với khách hàng
- Nhập hợp đồng, đơn đặt hàng.
- Tiến hành lựa chọn phượng tiện phù hợp với nhu cầu vận chuyển, đặc điểm hàng hóa được ủy thác.
- Thanh toán tiền bằng các phương thức khác nhau.
- Thực hiện các thủ tục hải quan và kho bãi để nhập hoặc xuất hàng đi.
- …
Ai phù hợp với công việc xuất nhập khẩu?
Mong muốn và khả năng của tất cả mọi người đều khác nhau, tuy nhiên nếu bạn ước mơ trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu giỏi và có những đặc điểm sau, chào mừng bạn đến với thế giới của nhưng người làm xuất nhập khẩu:
- Đang theo học hoặc đã tốt nghiệp từ những chuyên ngành như Ngoại thương, Thương mại quốc tế.
- Biết và sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Các thứ tiếng thường được sữ dụng trong ngành này là tiếng Anh, Trung, Nga…
- Theo học các ngành khác, nhưng có liên quan mật thiết đến xuất nhập khẩu như Quan hệ quốc tế, Ngân hàng, Hàng hải, Hải quan…
- Nắm vững các kiến thức của các khối ngành khác nhu Kinh tế, Marketing, quản trị kinh doanh, đầu tư quốc tế…
Làm sao để trở thành nhân viên xuất nhập khẩu giỏi?
Để các nhà tuyển dụng chọn bạn giữa hàng ngàn ứng cử viên khác bạn cần gì?
- Bổ sung kiến thức nền , kinh nghiệm và kỹ năng thật tốt. Hãy nhớ “chuẩn bị không bao giờ là thừa”
- Hiểu rõ thế mạnh của mình và thể hiện nó với nhà tuyển dụng.
- Tạo ấn tượng bằng việc cho biết bạn có thể làm gì để công ty phát triển hơn?
- Thể hiện sự sẵn sàng học hỏi, và nỗ lực chăm chỉ của mình.
- Biết đam mê của mình và làm nhà tuyển dụng đồng cảm với điều đó.
- Hãy thẳng thắn đề cập đến điểm yếu của mình. Việc tự nhận định mình tốt giúp bạn có khả năng phát triển hơn so với người khác.
- Hãy tự tin.
Nâng cấp kiến thức bản thân với các khóa học xuất nhập khẩu
Học không bao giờ là đủ, đừng ngần ngại đầu tư thời gian và tiền bạc vào chính bản thân mình. Hãy chăm chỉ theo dõi, tiếp xúc với những nguồn thông tin tích cực. Không ngừng học hỏi và tìm các khóa học phù hợp với ngành làm việc của mình cũng như các khóa học phát triển bản thân và các kỹ năng mềm cần thiết.
Chúc các bạn thành công!