Kế Toán Logistics
Hoạt động logistics ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển và tăng trưởng, mở ra cơ hội cho nhiều ngành nghề trong đó có nghề kế toán logistics. Cùng tìm hiểu một số thông tin về ngành này các bạn nhé.
Nghiệp vụ kế toán logistics
Nghiệp vụ kế toán logistics cũng thực hiện cùng một nghiệp vụ kế toàn như các ngành dịch vụ khác như kế toán doanh nghiệp hay kế toán ngân hàng. Tuy nhiên khác biệt lớn nhất là do tính chất giao dịch với nước ngoài nên việc sử dụng ngoại tệ trong định khoản kế toán là vô cùng phổ biến.
Đặc biệt hạch toán kế toán logistics có một số khác biệt so với hạch toán của các ngành khác. Vậy quy trình hạch toán logistics được thực hiện như thế nào?
Các tài khoản dùng để định khoản
Sử dụng tài khoản số 131, 331 để hạch toán các khoản phải thu, khoản phải trả (bao gồm cả các khoản thu hộ và chi hộ, 138, 338)
Sử dụng tài khoản 511 gồm:
- 51131: Doanh thu cước
- 51132: Local charge gồm: phí xếp dỡ Container, seal, phí chứng từ và telex
Tài khoản 627 – dịch vụ mua ngoài
- 62771: Chi phí cước
- 62772: Local charge (chi phí dịch vụ mua ngoài)
Công việc kế toán logistics gồm những nghiệp vụ gì?:
Các nghiệp vụ chính trong kế toán logistics gồm:
- Thu hộ, chi hộ.
- Lập báo cáo tài chính
- Sử dụng phần mềm kế toán để làm sổ sách.
- Báo cáo thuế
- Báo cáo quyết toán
- Xuất hóa đơn.
Cơ hội tuyển dụng việc làm trong ngành kế toán logistics
Đứng trước cơ hội chuyển mình để trở thành công xưởng gia công của thế giới, cơ hội việc làm trong ngành logistics đang tăng cao hơn bất kỳ lúc nào khác. Đặc biệt trong ngành kế toán logistics.
Nắm vững các kiến thức trong ngành này, bạn có cơ hội làm việc ở những vị trí sau đây:
- Nhân viên kế toán (Accounting Staff, Accounting Executive)
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán công nợ
- Nhân viên thu ngân (Cashier)
- Nhân viên tài chính (Finance Staff, Finance Manager)
- Quản lý kế toán (Chief Accountant, General Accountant)
Những khó khăn của ngành kế toán logistics
Tuy được mệnh danh là ngành dịch vụ kiếm tiền bậc nhất, nhưng trong một doanh nghiệp logistics luôn tồn tại những khó khăn. Đặc biệt là trong khâu kế toán. Hiện nay kế toàn logistics đang phải đối mặt với các vấn đề như:
- Tài chính yếu kém: Tuy số lượng các công ty logistics hoạt động tại Việt Nam giai đoạn này đang gia tăng đột biến, nhưng các doanh nghiệp nội hoạt động chưa thực sự hiệu quả so với những cơ hội đang có. Các đánh giá uy tín cho biết, chỉ số hoạt động hiệu quả của logistics Việt Nam chỉ xếp thứ 53 trên thế giới và số 5 trong khu vực.
- Chưa đảm nhận được dịch vụ trọn gói: Phần lớn các công ty logistics Việt hiện nay mới chỉ đáp ứng được một phần công việc trong chuỗi cung ứng. Các hợp đồng trọn gói vẫn đang nằm trong tay các công ty vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp ngoại 100% như Maersk Logistics, APL Logistics, NYK Logistics, MOL Logistics… đang chiếm tới hơn 80% thị phần của nước ta.
- Không đủ nhân lực: Chương trình đào tạo cũ kỹ, lạc hậu, thiên về lý thuyết hơn thực tiễn đã tạo ra một thế hệ người lao động trẻ không đủ kỹ năng để bước ra làm việc. Trước vấn đề nan giải này, thách thức đặt ra là quá trình đào tạo phải được nâng cấp và tạo ra hiệu quả thực sự chứ không phải chỉ là những tấm bằng giá trị ảo.
- Hạ tầng còn yếu kém: Kết cấu hạ tầng yếu, hệ thống vận tải đường bộ lạc hậu và các cảng nhỏ chỉ cập cảng được các tàu cỡ nhỏ, tàu feeder cũng là khó khăn cần phải có sự khắc phục từ Nhà nước và Chính phủ.
- Thiếu sự đồng bộ trong hoạt động.